[DỊCH VỤ] TƯ VẤN TÂM LÝ 1-1

16.03.23 02:00 PM Nhận xét Bởi CareCube Vietnam

Có những thời điểm trong cuộc sống, trẻ trải qua những cảm xúc đau buồn, âu lo, căng thẳng và mất mát. Trẻ còn có thể trở nên không khoẻ và bị bệnh vì những vấn đề tinh thần và tâm lý này. Nhà tư vấn sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về bản thân và từng bước vượt qua vấn đề. 

Tư vấn tâm lý không phải là điều dành riêng cho một số ít trẻ - đó là sự chăm sóc sức khoẻ tinh thần lành mạnh, hữu ích và hiệu quả mà mỗi trẻ em và gia đình đều xứng đáng được có.

Care Cube sử dụng các phương pháp đã được kiểm định lâm sàng để hỗ trợ và đồng hành khi trẻ trải qua:

  • Âu lo và các rối loạn liên quan đến âu lo 
  • Đau buồn, chia ly và mất mát
  • Chấn thương và căng thẳng sau chấn thương
  • Khó khăn trong quản lý cơn giận, kiểm soát những cảm xúc mạnh mẽ
  • Khó khăn trong việc giải quyết vấn đề cụ thể trong việc học, mối quan hệ tình cảm gia đình, bạn bè, trường lớp và xã hội.
  • Khó khăn trong quá trình thích nghi với các bước chuyển giao trong cuộc sống (thay đổi chỗ ở, trường học, và những sự thay đổi khác tại gia đình và môi trường sống)

1 vài ví dụ các phương pháp mà chúng tôi sử dụng 

A. Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioural Therapy-CBT)

Liệu pháp nhận thức hành vi là liệu pháp được chứng nhận hàng đầu để điều trị bệnh trầm cảm cho trẻ em và thanh thiếu niên. CBT cung cấp cho trẻ các kỹ năng để đối phó với các triệu chứng như tâm trạng chán nản và có những suy nghĩ không có ích (như “không ai thích tôi” hoặc “mọi thứ sẽ luôn như thế này”). Trong CBT, trẻ và nhà tư vấn hợp tác để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, như nhận diện thói quen suy nghĩ tiêu cực, và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.

Trọng tâm của phương pháp điều trị là khi trẻ nhận ra rằng suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chúng ta đều có mối liên hệ với nhau, và việc thay đổi một cấu phần có thể thay đổi cả ba thành tố. Ví dụ, một kỹ thuật được gọi là “kích hoạt hành vi” khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực và thoải mái, rồi sau đó trẻ tự quan sát tác động của nó đối với tâm trạng trẻ.

B. Liệu pháp tâm lý trị liệu dựa trên mối quan hệ (Interpersonal Psychotherapy-IPT)

Các mối quan hệ xã hội đôi khi có thể gây ra và làm trầm trọng hơn trải nghiệm trầm cảm ở trẻ. Khi một người chán nản, các mối quan hệ của họ cũng có thể bị ảnh hưởng. Liệu pháp này hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ của trẻ. Trong liệu pháp này, trẻ học các kỹ năng để truyền đạt cảm xúc và kỳ vọng của mình hiệu quả hơn, xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý xung đột và học cách quan sát khi nào các mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng tiêu cực.

IPT đã được kiểm nghiệm tính hiệu quả khi giải quyết các mối quan hệ phổ biến của trẻ vị thành niên bao gồm các mối quan hệ bạn bè khác phái và các vấn đề trong giao tiếp với cha mẹ hoặc bạn bè đồng trang lứa. Hình thức trị liệu cá nhân chuyên biệt này thường là phương pháp điều trị kéo dài từ 12 đến 16 tuần.

C. Liệu pháp hành vi biện chứng (Dialectical Behavioural Therapy- DBT) 

DBT là viết tắt của liệu pháp hành vi biện chứng. Đây là một loại liệu pháp chuyên sâu, có cấu trúc chặt chẽ, giúp trẻ em và thanh thiếu niên đang gặp khó khăn trong việc xử lý những cảm xúc mạnh mẽ của mình. Liệu pháp này kết hợp hai bộ kỹ năng: thứ nhất là chánh niệm, giúp trẻ hiểu và chấp nhận những cảm giác khó khăn. Tiếp theo, trẻ học kỹ năng nhận biết và điều chỉnh cảm giác, xúc cảm và hành vi của mình.

CareCube Vietnam

Chia sẻ -