Trầm cảm là một bệnh lý sức khỏe tinh thần thần phổ biến khiến trẻ có tâm trạng buồn bã hoặc cáu kỉnh trong một thời gian dài bất thường. Trẻ cảm thấy buồn khi điều không hay xảy ra là điều bình thường, nhưng trẻ bị trầm cảm sẽ thường không cảm thấy tốt hơn dù khi sự việc đã trôi qua hoặc thay đổi. Khi bị trầm cảm, trẻ thường khó tận hưởng những thứ trẻ từng yêu thích và trở nên ít năng lượng. Trẻ cũng có thể nghĩ về hoặc cố gắng tự tử
Trầm cảm thường bắt đầu trong những năm thiếu niên, nhưng trẻ nhỏ hơn cũng có thể được chẩn đoán. Trẻ em gái thường được chẩn đoán nhiều hơn so với trẻ em trai.
Trầm cảm có thể có một số hình thức khác nhau. Các rối loạn dưới đây là tất cả các dạng mà các chuyên gia gọi là “rối loạn khí sắc đơn cực”. Thuật ngữ "đơn cực" được sử dụng để phân biệt chúng với rối loạn khí sắc lưỡng cực, bao gồm sự kết hợp của mức cực thấp và mức cao - các giai đoạn trầm cảm xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm - và được điều trị khác với các dạng trầm cảm khác.
Đây là loại trầm cảm quen thuộc nhất, trong đó một người nào đó trải qua các triệu chứng nghiêm trọng kéo dài từ hai tuần đến vài tháng. Một đợt trầm cảm có thể chỉ xảy ra một lần, nhưng trong hầu hết các trường hợp, cơn trầm cảm sẽ tái phát nhiều lần. Dấu hiệu lớn nhất của bệnh trầm cảm là tâm trạng thay đổi. Một đứa trẻ bị trầm cảm sẽ cảm thấy buồn hoặc cáu kỉnh — thường xuyên nổi giận vì những điều rất nhỏ - và mất hứng thú với những thứ mà chúng bình thường thích thú.
Các triệu chứng khác bao gồm:
Cảm thấy tuyệt vọng
Thiếu năng lượng hoặc luôn mệt mỏi
Khó tập trung
Thành tích học tập sa sút
Hay nghỉ học
Trở nên tự ti hoặc nói những điều tiêu cực về bản thân
Ăn quá ít hoặc quá nhiều
Tăng hoặc giảm nhiều cân
Khó ngủ
Suy nghĩ về hoặc có ý định tự tử
Một số trẻ em bị trầm cảm không còn mong đợi những thứ mà chúng đã từng thích, nhưng cũng có thể cảm thấy khá hơn trong 1 khoảng thời gian ngắn. Điều này là bất thường và được gọi là trầm cảm không điển hình. Nó có thể đánh lừa các bậc cha mẹ, khiến họ nghĩ rằng trẻ không muốn hợp tác. 1 số dấu hiệu của trầm cảm không điển hình:
Trầm cảm tạm thời giảm đi khi có tin tốt hoặc sự kiện tích cực
Tăng cảm giác thèm ăn hoặc tăng cân
Ngủ nhiều nhưng ban ngày vẫn thấy buồn ngủ.
Cảm giác nặng nề ở cánh tay hoặc chân của trẻ kéo dài một giờ hoặc hơn trong một ngày
Nhạy cảm với những lời từ chối hoặc chỉ trích
Đây là một dạng trầm cảm trong đó trẻ trải qua các triệu chứng tương tự như rối loạn trầm cảm nghiêm trọng, nhưng ở dạng nhẹ hơn. Thay vì xảy ra từng đợt trong vài tuần hoặc vài tháng, các triệu chứng này kéo dài một năm hoặc hơn. Trong chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng, các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc ít hơn vào những thời điểm khác nhau, nhưng chúng không biến mất hoàn toàn.
Vì các triệu chứng của rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể kéo dài trong nhiều năm, mọi người có thể lầm tưởng rằng tâm trạng dễ thất vọng, tự ti hoặc cáu kỉnh chỉ là một phần tính cách của trẻ đang lớn. Nhưng sự hỗ trợ kịp thời và đúng cách có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho chất lượng cuộc sống của trẻ hiện tại và tương lai.
Rối loạn tiền kinh nguyệt là một tình trạng ảnh hưởng đến một số trẻ em gái vào tuần trước kỳ kinh, khi hormone tăng đột biến. Bệnh lý này có các triệu chứng tương tự như Rối loạn trầm cảm nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Các trẻ bị chứng PMDD có thể cảm thấy chán nản, lo lắng hoặc tức giận rất nhiều. Trẻ có thể khóc mà không có lý do cụ thể. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi tập trung và tiếp tục làm việc. Trẻ có thể cảm thấy quá tải và lo lắng rằng mọi người đang giận dữ hoặc không hài lòng với họ. Các triệu chứng về thể chất như chuột rút, đau đầu, đau nhức cơ thể và ngực mềm cũng rất phổ biến. Các triệu chứng thường bắt đầu 5–8 ngày trước kỳ kinh nhưng có thể bắt đầu sớm hơn và chúng biến mất sau khi kỳ kinh bắt đầu. Khởi phát PMDD có thể bất kỳ lúc nào sau tuổi dậy thì.
Rối loạn điều hoà khí sắc là 1 chẩn đoán mới được DSM-5 đặt tên và xếp đặt vào nhóm rối loạn trầm cảm, đặc biệt dành để chẩn đoán cho trẻ với những triệu chứng dao động khí sắc kiên trì và rập khuôn.
Đứa trẻ nào cũng có lúc nổi cơn tam bành. Nhưng nếu con nổi cơn thịnh nộ vài lần một tuần và tức giận hoặc cáu kỉnh trong hầu hết thời gian, trẻ có thể bị chứng Rối Loạn Điều Hòa Khí Sắc- Depression and Mood Disorder (DMDD). Cái tên nghe có vẻ lạ, nhưng các từ chính là “rối loạn”, dùng để chỉ hành vi như nổi cáu, bộc phát và “rối loạn điều tiết”, có nghĩa là những đứa trẻ này không thể quản lý cảm xúc của mình theo cách phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ mắc chứng DMDD trải qua những cảm xúc rất mạnh mẽ và khó kiểm soát. Một yếu tố khác gây ra sự cáu kỉnh và nổi cơn thịnh nộ là trẻ gặp khó khăn trong việc đọc các biểu hiện trên khuôn mặt. Trẻ có xu hướng nhìn nhận những khuôn mặt trung tính một cách tiêu cực hơn, và trẻ phản ứng bằng cách hành động. Trẻ thường hiểu nhầm và nghĩ rằng mọi người đang tức giận với trẻ khi họ không. Vì những khó khăn này, trẻ có thể nổi cơn thịnh nộ khi đi học, về những thứ dường như không còn quan trọng với những trẻ đồng trang lứa. Tự bản thân trẻ thậm chí còn không hiểu nỗi những cơn giận dữ và nghĩ, "Điều đó đến từ đâu?"
Đôi khi DMDD bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như rối loạn thách thức chống đối hoặc chứng tự kỷ, vì cả ba đều có triệu chứng là những cơn giận dữ, thịnh nộ. Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ mắc chứng Rối loạn kiểm soát, xung động, ứng xử, những cơn giận dữ báo hiệu sự phản kháng trong việc kết nối với người lớn, chẳng hạn như với cha mẹ và giáo viên. Đối với trẻ tự kỷ, cơn giận dữ thường xảy ra khi trẻ bị choáng ngợp bởi âm thanh, ánh sáng và các kích thích khác từ môi trường. Trong DMDD, cơn giận dữ được kích hoạt bởi một cảm giác và cảm xúc mạnh mẽ.
DMDD có thể được điều trị bằng các loại liệu pháp đặc biệt. Những liệu pháp này dạy trẻ cách đối phó với những cảm xúc mãnh liệt và để chúng được bộc lộ mà không mất kiểm soát. Họ cũng hướng dẫn cha mẹ cách giúp trẻ học cách kiềm chế hành vi của mình khi trẻ cảm thấy bị quá tải. Ứng phó với DMDD một mình có thể khiến cha mẹ cảm thấy kiệt sức và thất vọng. Vì vậy, sự hỗ trợ rất cần thiết và hữu ích.
Khi một trẻ vị thành niên bị trầm cảm, trẻ không chỉ cần sự giúp đỡ về mặt cảm xúc. Trầm cảm có thể gây ra những hệ quả kéo dài rất nhiều năm trong cuộc đời. Khi các triệu chứng trầm cảm làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và năng lượng của đứa trẻ, trẻ trở nên sa sút về học tập và hoạt động xã hội. Khi học hành kém hiệu quả, trẻ cũng suy giảm sự tự tin. Sự thiếu hụt trong các kỹ năng xã hội không chỉ khiến trẻ chán nản, nó còn có thể khiến trẻ trầm cảm thêm.
Hơn nữa, hai vấn đề nghiêm trọng có liên quan trực tiếp đến chứng trầm cảm và lo lắng của trẻ vị thành niên là suy nghĩ (hoặc hành vi) tự sát và lạm dụng chất kích thích. Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở trẻ và thanh niên từ 15 đến 24 tuổi, và nghiên cứu cho biết rằng hầu hết trẻ em tự tử đều mắc vấn đề tinh thần. Trẻ thường che giấu sự trầm cảm và lo lắng của mình với cha mẹ và bạn bè. Đó là lý do tại sao gia đình cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của những rối loạn này- thay đổi tâm trạng, thay đổi thành tích ở trường, thói quen ăn uống, thói quen ngủ, những việc trẻ thích làm…
Như một người mẹ của một cậu bé 12 tuổi “Con đã 12 tuổi, rất thông minh nhưng cũng hay cáu kỉnh như một đứa trẻ năm tuổi - những cơn giận dữ đầy rẫy với việc đóng sầm cửa lại, khóc lóc, nắm đấm và đập bàn." Giữa những cơn giận dữ, trẻ bị DMDD thường rất cáu kỉnh. Ở trẻ này, khả năng chịu đựng sự thất vọng rất thấp. Các bậc cha mẹ thường mô tả cảm giác như họ đang "đi trên vỏ trứng", luôn đặc biệt cẩn thận để tránh làm chúng khó chịu. Tiến sĩ Stephanie Samar, nhà tâm lý học lâm sàng tại Viện Sức Khoẻ Tâm Thần Trẻ em, cho biết: “Triệu chứng thường bắt đầu từ 8 đến 10 tuổi, nhưng chúng đã gặp rắc rối với những triệu chứng này trong một thời gian và có thể đã thử trị liệu trong quá khứ. Chúng thường đến khi cha mẹ đang ở thời điểm khó khăn - khiến cha mẹ bị kiệt sức vì họ không biết phải xử lý như thế nào nữa. "
Để được chẩn đoán bằng chứng DMDD, một đứa trẻ phải có một hay nhiều những biểu hiện sau:
- Tính khí bộc phát nghiêm trọng, bằng lời nói (la hét), hành vi (gây hấn về thể chất và tinh thần) hoặc cả hai
- Hành động bộc phát không tương xứng với tác nhân gây hấn, và không phù hợp với lứa tuổi của trẻ
- Các đợt bùng phát xảy ra trung bình ba lần trở lên một tuần
- Tâm trạng giữa những lần bộc phát nóng nảy thường xuyên cáu kỉnh hoặc tức giận trong hầu hết cả ngày
- Các triệu chứng này đã xuất hiện ở ít nhất ba lần, ở ba nơi khác nhau, từ 12 tháng trở lên
- Trẻ không được dưới 6 tuổi, hoặc lớn hơn 18 tuổi và các triệu chứng bắt đầu phải trước 10 tuổi
Lý do DMDD không thể được chẩn đoán trước khi một đứa trẻ lên sáu - mặc dù cha mẹ thường nói rằng hành vi này xuất hiện ở trẻ mới biết đi - là tại thời điểm đó, những cơn giận dữ vẫn là một phần của sự phát triển bình thường. Các bác sĩ lâm sàng không muốn vô tình đưa những đứa trẻ có thể trưởng thành chậm hơn các bạn cùng lứa tuổi. Và các triệu chứng phải phát triển trước 10 tuổi bởi vì nếu một đứa trẻ đột nhiên phát triển các triệu chứng này, chẳng hạn như ở lớp 5, có thể đó là một vấn đề khác DMDD, chẳng hạn như trẻ đang phản ứng với 1 khó khăn nào đó, xảy ra tại nhà, ở trường, hay với bạn bè.
Cho đến năm 2014, những đứa trẻ có biểu hiện vô cùng cáu kỉnh và cáu kỉnh này đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn khí sắc lưỡng cực ở trẻ em. Mặc dù các triệu chứng của trẻ không theo chu kỳ — buồn nôn xen kẽ với trầm cảm — như trong rối loạn lưỡng cực ở tuổi trưởng thành, trẻ được cho là sẽ phát triển rối loạn lưỡng cực trưởng thành khi lớn hơn. Nhưng điều đó thường không xảy ra. Trên thực tế, trẻ em bị DMDD có nhiều khả năng phát triển chứng lo âu hoặc trầm cảm khi trưởng thành.
Tiến sĩ Samar lưu ý, những đứa trẻ bị DMDD thường được chẩn đoán trước đó là có thể bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc rối loạn lo âu, vì các thái cực cảm xúc có thể được đọc là bốc đồng hoặc phản ứng chống trả.
Các triệu chứng của DMDD thay đổi khi trẻ lớn lên và phát triển. Khi các em ở độ tuổi tiểu học, có rất nhiều trò đùa nghịch, ở nhà và ở trường. Những cơn giận dữ có thể tiếp tục ở trường cấp hai. Nhưng khi những đứa trẻ trở thành thanh thiếu niên, những cơn giận dữ ít bộc phát về thể chất và hành vi, và trở thành những cơn giận dữ trong các mối quan hệ cá nhân, sự biến động trong các mối quan hệ, Tiến sĩ Taskiran nói.
Khi đến tuổi trưởng thành, hoặc giai đoạn đầu trưởng thành, những hành vi giận dữ, chỉ trích đã giảm bớt, nhưng những cảm xúc tiêu cực lại đi vào nội tâm trẻ sâu sắc hơn, trở thành lo lắng hoặc trầm cảm.
Mục tiêu trong điều trị DMDD là giúp trẻ có thể điều chỉnh tâm trạng và xử lý cảm xúc của mình mà không để chúng bộc phát quá mức hoặc kéo dài. Hiện nay các bác sĩ lâm sàng trên thế giới đang sử dụng liệu pháp hành vi biện chứng, hay còn gọi là Dialectical Behavioral Therapy (DBT), với nhiều kết quả tích cực. DBT được tạo ra cho người lớn, nhưng đã được điều chỉnh cho trẻ tuổi vị thành niên. Khi các vấn đề về hành vi đang tạo ra khủng hoảng trong gia đình hoặc ở trường học, không có gì lạ khi một số bác sĩ lâm sàng trực tiếp kê đơn Risperdal cho trẻ em bị DMDD. Tiến sĩ Taskiran nói: “Cha mẹ thường mong con thoát khỏi vấn đề ngay lập tức. "Nếu không, con sẽ gặp thiệt thòi. Nhưng những quyết định này nên được thực hiện một cách cẩn thận, vì thuốc, như Risperdal có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tiến sĩ Taskiran cho biết thêm rằng trẻ em bị DMDD có thể rất khó khăn cho gia đình đối phó và có thể dẫn đến nhiều xung đột giữa cha mẹ. Khi cha và mẹ đang cố gắng quản lý những cơn giận dữ, sự khác biệt trong cách nuôi dạy con càng tăng cao và có thể cảm thấy như thể gia đình đang tan vỡ. Đôi khi chỉ cần nhận được một chẩn đoán rõ ràng có thể là một sự hỗ trợ lớn. Đó là một điểm quan trọng, Tiến sĩ Taskiran nói. “Trẻ bị DMDD thường không được các chuyên gia sức khỏe tâm thần hiểu rõ. Một khi cha mẹ có chẩn đoán, hiểu đó là gì và họ có thể làm gì - rằng họ không bất lực - họ sẽ nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. " Và nó cũng có thể là một sự nhẹ nhõm đối với trẻ, Tiến sĩ Samar nói thêm. “Những đứa trẻ này thực sự có khả năng thay đổi. Bây giờ trẻ có thể rất căng thẳng, nhưng một khi trẻ biết cách quản lý bản thân và lấy lại quyền kiểm soát, trẻ có thể là những người rất có động lực và sẽ thành công ”. Và tiến sĩ lưu ý rằng sự nhạy cảm về cảm xúc của trẻ, khi được khai thác theo một cách khác, có thể là một sức mạnh cho họ. “Tôi nghĩ đó thực sự là một món quà,” cô lưu ý. “Đừng quá tập trung vào việc bây giờ trẻ luôn cáu kỉnh và tức giận, trẻ thực sự là những đứa trẻ vô cùng mạnh mẽ và tài năng, và đang cần hỗ trợ có những cách tích cực để quản lý cảm xúc đó. Đây là những đứa trẻ thông minh và có những gia đình tuyệt vời."