GIÚP CON PHÁT TRIỂN

16.03.23 11:12 AM Nhận xét Bởi CareCube Vietnam

Khi bạn bày tỏ mối quan tâm về sự phát triển của một đứa trẻ — trẻ có vẻ lo lắng hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi hoặc trẻ đang gặp khó khăn ở trường — lời khuyên đầu tiên mà bạn thường nghe là: “Chờ đã.” Rằng hãy chờ xem liệu con có dần thoát khỏi nỗi sợ hãi của mình hay không. Hãy chờ xem liệu con có bắt kịp các bạn học của mình hay không. Đôi khi cha mẹ thường được khuyên là hãy thư giãn và chờ đợi- vì trẻ em phát triển với tốc độ không đồng đều. Và đôi khi đó là lời khuyên tốt. Và những lời khuyên đấy đúng trong 1 số trường hợp. 

Nhưng với 1 số trường hợp khác, không phải vậy. Vậy làm thế nào để bạn phân biệt được sự khác biệt giữa các vấn đề nhất thời và các vấn đề lâu dài để hỗ trợ trẻ?

Các chuyên gia ở Viện Sức Khoẻ Tâm Thần Trẻ Em, Mỹ thẩm định rằng, vẫn có quá ít trẻ em và thanh thiếu niên mắc các rối loạn tâm thần và học tập nghiêm trọng được xác định sớm- thời điểm can thiệp hiệu quả nhất. Nhưng cha mẹ nhận thức sâu sắc rằng việc chẩn đoán sai, quá mức và quá sớm cũng sẽ khiến trẻ điều trị bệnh 1 cách không cần thiết, cùng với sự tổn thất lớn về thời gian và tiền bạc. Điều quan trọng cha mẹ luôn đau đáu: "Khi nào tôi nên đợi để con được chăm sóc, khi nào thì tôi phải hành động?" Chúng tôi liệt kê ở đây một số yếu tố để cân nhắc hành động ngày.

1. Có một số rối loạn nghiêm trọng cần được can thiệp sớm và ngay lập tức - nên việc tham khảo ý kiến ​​chuyên gia sức khỏe tâm thần là bắt buộc.

Ví dụ, nếu những thiếu sót trong giao tiếp và các vấn đề xã hội liên quan đến chứng tự kỷ được phát hiện sớm, trẻ có cơ hội cải thiện tốt hơn và tận hưởng cuộc sống tốt hơn. Khi chứng rối loạn ăn uống được xác định trước khi nó quá nặng, điều này có thể cứu sống một người trẻ; vì vậy, cha mẹ hãy để ý khi thói quen ăn uống và nghỉ ngơi của con thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, nếu tiền sử gia đình có người mắc một bệnh tâm thần nào đó, cha mẹ hãy chú ý hơn đến các triệu chứng cụ thể và khả năng trẻ bắt đầu phát triển chứng rối loạn này sẽ cao hơn rất nhiều những gia đình không có tiền sử.

2. Tiếp theo, cha mẹ hãy quan sát kỹ hơn nếu có những sự kiện trong cuộc sống đã và đang gây ra những thay đổi trong hoạt động của trẻ, và có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Cha mẹ ly hôn, thay đổi trường học, một người anh chị em mới — tất cả đều có thể gây ra những ảnh hưởng đáng lo ngại đến hành vi của trẻ.

3. Trên thực tế, tiêu chuẩn cho nhiều rối loạn tâm thần ở trẻ em và trẻ vị thành niên yêu cầu các triệu chứng phải xuất hiện trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần.

Đôi khi cha mẹ cần phải xem và chờ đợi. Matthew Cruger, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và Giám đốc Trung tâm Học tập và Phát triển của Viện Tâm Thần Trẻ Em, Mỹ, giải thích rằng, khi cha mẹ cố giải quyết các vấn đề về học tập và phát triển, "hầu hết mọi người chờ đợi như một quy tắc chung" và điều đó không có gì sai. “Nếu con bạn gặp phải một số thách thức trong học tập, điều cần làm là tiếp tục quan sát và theo dõi. Sự phát triển ở những lứa tuổi đầu là không đồng đều. Các cột mốc quan trọng không phải là những quy tắc bất di bất dịch."

4. Cuối cùng, điều quan trọng là cha mẹ cần quan sát và giúp con tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nếu con đang gặp khó khăn thực hiện những hoạt động chủ đạo trong cuộc sống của mình, bao gồm học tập, kết bạn, thư giãn, chơi đùa và khám phá điều mới.

Đây chính là 1 trong những yếu tố then chốt nhất để hiểu rằng những triệu chứng có phải là dấu hiệu của những vấn đề lớn hơn về sức khoẻ tinh thần

Chi phí cơ hội

Bác sĩ tâm lý trẻ em Alan Ravitz cho biết điều quan trọng nhất các bậc cha mẹ cần hiểu, là chờ đợi không phải là một động từ thụ động — chờ đợi là một hành động. Tiến sĩ Ravitz nói: "Nếu bạn chờ đợi thụ động, cũng có nghĩa là bạn bỏ qua.” “Có những điều mà mọi người nghĩ rằng con sẽ phải vượt qua, trong thực tế, rất khó để con tự mình làm được". Ảnh hưởng của sự lo lắng dai dẳng đối với sự phát triển của trẻ là một ví dụ điển hình. Một đứa trẻ sống với nó càng lâu thì càng có nhiều khả năng định hình hành vi của mình theo những cách không ổn định. Tiến sĩ Ravitz nói: “Một số đứa trẻ sẽ vượt qua nó. Nhưng những vấn đề vẫn sẽ tác động đến quỹ đạo bình thường của sự phát triển." Dần dần, một đứa trẻ có thể không còn sợ hãi khi ngủ trong phòng một mình vào ban đêm, nhưng khi lớn hơn, con lại có những nỗi sợ lớn hơn, như không muốn trở thành trung tâm của sự chú ý ”. Và Tiến sĩ Ravitz kết luận, "điều này có thể có tác động đến sự phát triển xã hội của trẻ."

Hành động không có nghĩa là thay đổi quá nhiều

Cha mẹ hãy làm điều gì đó không nhất thiết có nghĩa là phải làm thật nhiều, mang con đến những trung tâm điều trị đắt tiền hoặc đăng ký trị liệu suốt đời. Tiến sĩ Ravitz nói: “Thậm chí có thể bạn không phải gặp 1 chuyên gia. Đó có thể chỉ đơn giản là cuộc trò chuyện với giáo viên của trẻ”. Điều quan trọng là thừa nhận mối quan tâm và theo dõi tình trạng của trẻ. Tiến sĩ Busman khuyên rằng: “Cha mẹ cần tỉnh táo trong cách xác định khi nào có vấn đề,” và trong nhiều trường hợp, việc tìm kiếm sự xác định đó có nghĩa là "nói chuyện với những người khác trong cuộc sống của trẻ — bắt đầu với những người quan sát chúng trong lớp học nhiều giờ một ngày."

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia sức khỏe tâm thần như một phần trong cách ứng phó với những lo lắng của họ về đứa trẻ. Tiến sĩ Busman cho biết, ngay cả khi không có chẩn đoán, nói chuyện với một chuyên gia có thể làm sắc nét bức tranh, độ thông hiểu về quá trình phát triển của con và mang lại giá trị hữu hình. “Chúng tôi chắc chắn có thể đưa ra một số chiến lược để giảm bớt khó khăn ngay cả khi những gì trẻ trải qua không phải là dấu hiệu rối loạn”, bà nói, “chẳng hạn như các kỹ năng trị liệu hành vi nhận thức để đối phó với lo lắng hoặc các vấn đề về tâm trạng hoặc hành vi, cũng như thông tin hữu ích về các dấu hiệu và triệu chứng.” Trên tất cả, đừng lo lắng về việc đặt lịch hẹn chỉ để hỏi thăm và trao đổi. Cả Tiến sĩ Busman và Tiến sĩ Ravitz đều đồng ý rằng không có vấn đề gì về sức khỏe mà không xứng đáng tìm kiếm 1 sự giúp đỡ. Ông nói: “Điều trị tốt không bao giờ có hại. Và nói chuyện về mối quan tâm luôn luôn có ích".

Sẽ “Hoàn toàn ổn khi nói rằng tôi muốn đợi”; nhưng, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc nói rằng “Hãy xem mọi thứ diễn ra như thế nào, chúng ta hãy cứ đợi thêm một năm nữa” và việc xác định cam kết rằng “Đây rõ ràng là một mối quan tâm, tôi- như người cha, người mẹ đang thận trọng chờ đợi và sẵn sàng nói chuyện thêm để tìm sự quan sát và chia sẻ” .

Hợp tác cùng nhau

Tiến sĩ Cruger cũng lưu ý rằng cuộc trò chuyện về những mối bận tâm có thể rất phức tạp do sự bất đồng giữa các bậc cha mẹ về việc đâu là “vấn đề”. Đây cũng là 1 trong những lý do chính khiến các gia đình chờ đợi để được tư vấn hoặc chăm sóc. Nhưng, giống như tất cả sự chờ đợi, nó phải nằm trong 1 lộ trình kế hoạch. Giả sử cha mẹ đồng ý rằng đây là một lĩnh vực cần được theo dõi và trong 3 tháng nữa, chuyên gia sẽ tiến hành theo dõi.

Theo Tiến sĩ Cruger, bất kỳ kế hoạch nào bạn thực hiện để giải quyết mối quan tâm đều phải có phần tiếp theo, đó là “bạn cần xác định khi nào bạn sẽ quay trở lại và kiểm tra những gì bạn phát hiện ra. Mọi chuyện đã tự giải quyết hay vẫn còn vấn đề? ” Kế hoạch này giúp cha mẹ dễ dàng suy ngẫm về bản thân và con trẻ hơn. Bài học kinh nghiệm chính cho các bậc cha mẹ là “chờ đợi” không phải là một lập trường thụ động - chờ đợi là một hành động và nó cần được cân nhắc dựa trên những ưu và nhược điểm của việc đánh giá và điều trị khả thi.

Lời cuối cùng, Care Cube muốn gửi gắm rằng, cha mẹ và người chăm sóc hãy tin tưởng vào chính bản lĩnh và trực giác của bạn. Nếu bạn thấy mình thường xuyên bị mệt mỏi bởi hành vi của con mình, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề. Bạn không nên cảm giác trẻ luôn gây phiền lòng sâu sắc cho bạn. Hay nói cách khác, hãy nghĩ về cảm nhận và trực giác của chính bạn trước khi hành động — và hãy thảo luận, chia sẻ và tìm đến sự giúp đỡ trước khi tiếp tục chịu đựng!

Nguồn dữ liệu tham khảo

CareCube Vietnam

Chia sẻ -